Tue, 02:09 25/06/2019 | 0 comment
Hồi mới ra đời (năm 1999), báo Điện tử VOV (tên lúc đó l?VOVNews) chỉ l?một phòng biên tập có tên l?phòng Internet. Sau này, khi thành lập báo thì có hai phòng chức năng l?phòng Kỹ thuật v?phòng Nội dung. Hồi đó, ở Việt Nam mới chỉ có một vài báo điện tử vừa lên mạng như Quê hương, báo Nhân dân điện tử v?tiếp sau l?Vietnamnet, VnExpress…
Mới đầu, những người làm nội dung cho báo điện tử VOVNews từng nghĩ mình l?báo điện tử ở trong Đài phát thanh, vậy có thể tận dụng rất nhiều tài nguyên thông tin của cơ quan ,nhất l?các tin, bài từ văn bản phát thanh chuyển sang. V?như vậy, chỉ cần vài ba người biên tập tốt l?đủ, chỉ để nhập văn bản lên mạng, chứ không cần đến người sản xuất, viết bài, chụp ảnh… Công việc chủ yếu sẽ chỉ l?nhập liệu, cũng không cần đến những biên tập viên “cứng”.
Nhưng hóa ra để biên tập tin bài phát thanh thành tin bài trên báo mạng điện tử, mọi việc không đơn giản như thế. Các văn bản phát thanh được viết theo lối văn nói, trong khi tin tức trên báo điện tử lại giống như tin tức của báo in, dùng thể thức văn viết. Trong văn bản phát thanh thường còn nhiều lỗi chính tả hoặc phiên âm tiếng nước ngoài, hoặc đơn giản l?thừa/thiếu các dấu chấm, dấu ngoặc, dấu cách… m?khi sửa lại mất rất nhiều thời gian.
Trong văn bản phát thanh còn có những đoạn chèn âm thanh/tiếng động, m?để chuyển thành tin trên báo mạng điện tử thì người biên tập phải nghe lại âm thanh đó, gõ lại bằng văn bản rồi biên tập lại. Đôi khi nghe đoạn âm thanh, nhân vật nói rất sinh động v?biểu cảm, có thể sẽ rất hay trên phát thanh nhưng đoạn tiếng động đó lại không hàm chứa đủ thông tin hoặc dữ liệu để sử dụng cho báo điện tử. Nhiều khi đến lúc gỡ băng ra rồi, biên tập viên mới thấy tin đó không sử dụng được vì không đủ thông tin cần thiết, thế l?lại thành “công cốc”, mất quá nhiều thời gian trong khi lượng người thì hạn chế, công việc làm không xuể.
Những năm đầu tiên, báo còn được sản xuất bằng kỹ thuật trang web tĩnh, cũng nghĩa l?phóng viên, biên tậpviên không thể tự trình bày bài, m?phải dựa vào kỹ thuật viên. Viết bài xong, kèm ảnh, chuyển sang kỹthuật, dựng trang trên máy tính rồi mới đẩy từng webpage lên mạng. Mỗi ngày, tin tức được cập nhật 2-3lần. Bài viết thường… rất dài, vì quan niệm rằng báo mạng không bị hạn chế số chữ. Phóng viên phát thanhcũng gửi bài cho báo điện tử v?viết thật dài, thêm vào tất cả những chi tiết m?thời lượng của bài phátthanh bị hạn chế, không viết hết được.
Sau này, khi báo sử dụng CMS để cập nhật tin, bài; thì CMS đầu tiên cũng vẫn còn rất sơ đẳng v?chạy không ổnđịnh; nhưng việc phóng viên-biên tập viên tự trình bày được tin bài của mình vẫn l?cả một “cuộc cáchmạng”, làm thay đổi hẳn quy trình làm báo v?khiến chất lượng báo được nâng lên một bước.

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VOV – Nguyễn Thúy Hoa.
Thời gian đầu tiên, phụ trách l?chị Vũ Bích Ngọc, thường xuyên dẫn anh chị em đi tham quan các đơn vị khác để học hỏi kinh nghiệm cách làm, hoặc mời chuyên gia l?các giảng viên ngành báo chí, những nh?báo giỏi ở các báo bạn đến nói chuyện. Tuy nhiên, rõ ràng so với các báo điện tử khác thì báo điện tử ở đài phát thanh có những đặc thù riêng. Một trong những đặc thù đó l?tài nguyên âm thanh. Làm sao sử dụng được âm thanh để đưa lên mạng? Nhờ sự hỗ trợ của Trung tâm âm thanh (Nay l?Trung tâm sản xuất v?lưu trữ chương trình), các chương trình âm thanh được chuyển đến báo qua mạng riêng, v?chuyển lên mạng. Việc đưa được âm thanh lên mạng cũng l?một kỳ công v?đã đáp ứng được nhu cầu của người truy cập, nhất l?người Việt ở nước ngoài.
Những năm 1999-2005, trên mạng Internet không có nhiều các sản phẩm văn hóa của người Việt như ca nhạc Việt Nam, phim Việt Nam… Cho nên, những bài dân ca, những bài thơ được ngâm bởi các nghệ sĩ nổi tiếng v?quen thuộc với thính giả của Đài TNVN, khi được đưa lên mạng, đã đáp ứng được lòng mong mỏi của rất nhiều người Việt xa xứ. Báo điện tử VOV đã có những thính giả đầu tiên v?trung thành đến tận bây giờ, trong đó phải kể tới anh Phạm Việt Hùng ở San Diego, CA, Hoa Kỳ; chính l?nhờ sự kết nối của những âm thanh đầu tiên của Đài TNVN được đưa lên mạng. Những thanh âm đó làm vơi nỗi nhớ quê hương của những người cách xa nửa vòng trái đất. Nhưng, chắc không nhiều người có thể hình dung ra, âm nhạc hồi đó được mã hóa ở tốc độ 20-22 Mbps (so với nhạc được nghe phổ biến trên mạng bây giờ tốc độ l?128 Mbps), chất lượng âm thanh rất kém.
Năm 2003, khi tôi l?Trưởng phòng Nội dung, Tổng Biên tập Đinh Thế Lộc đã hỏi: “Cháu nghĩ cần khoảng bao nhiêu người để làm?”. Tôi nghĩ một chút rồi trả lời: “Nếu có 10 người thì tốt quá rồi ạ”. Nhưng thực ra càng ngày nhu cầu càng tăng lên, số lượng tin bài sử dụng hàng ngày cũng tăng lên, thông tin cần được cập nhật liên tục, ngày càng cần các thông tin đa phương tiện sử dụng trong một bài báo… V?vì thế, con số 10 người nhanh chóng trở thành quá ít ỏi.
Hồi mới làm báo điện tử, có nhiều việc còn rất ấu trĩ, như việc sử dụng ảnh. (Ảnh thì không đăng được nhiều, vì hạ tầng Internet lúc đó nói chung còn rất kém, sử dụng nhiều ảnh vừa khó đăng lên m?người đọc lại phải chờ hiển thị ảnh khi xem, rất mất thời gian. Đó l?chưa kể chất lượng ảnh không thể đẹp được, vì dung lượng ảnh không thể quá lớn, cũng với lý do trên). Bấy lâu làm ở Đài phát thanh thì có dùng ảnh làm gì, nên anh chị em còn chưa biết những lý thuyết căn bản về một bức ảnh báo chí cần phải có tiêu chí nào.
Một lần, phóng viên đi phản ánh về thị trường điện máy mùa hè, chụp một tấm ảnh ở cửa hàng bán tủ lạnh, quạt máy nhưng cả bức ảnh chỉ không thấy người bán người mua, không thấy chi tiết gì chứng minh đó l?một cửa hàng m?chỉ thấy duy nhất 1 cái tủ lạnh trong khung hình. Lần khác, phóng viên đi phản ánh về một làng trồng đào chăm đào đón Tết Nguyên Đán, chụp ảnh một cây đào v?chú thích: “Đây l?một cây đào đã được tuốt lá”, trong khi nhìn hình thì ai cũng biết đó là… một cây đào đã được tuốt lá!.
Thiếu ảnh còn vì ngày xưa máy ảnh rất hiếm, điện thoại thông minh cũng không sẵn như bây giờ để chụp. Thế l?anh chị em sử dụng ảnh của cộng tác viên hoặc ảnh… tìm trên mạng. Tuy vậy trên mạng ngày đó cũng không có nhiều ảnh đẹp, vấn đề bản quyền cũng lỏng lẻo hơn bây giờ. Nghĩ đến chuyện máy ảnh cũng thật thú vị. Chiếc máy ảnh đầu tiên được sử dụng ở báo l?mượn từ dự án SIDA-Thụy Điển. Thẻ nhớ của máy l?những chiếc đĩa mềm dung lượng 1,44 Mb. Mỗi khi phóng viên đi chụp ảnh phải mang theo một xấp đĩa mềm (floppy disk), đĩa không lưu được nhiều ảnh, lại rất dễ hỏng.
Với cách làm hồi đó thì chưa bàn gì đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) hoặc xu hướng đọc (trends), hay video clip. Bây giờ, hàng ngày thưởng thức những sản phẩm báo chí chất lượng cao dạng long form như megastory hay magazine, những sản phẩm chỉ có thể tạo ra ở những tòa soạn báo chuyên nghiệp, thấy thật tự hào về Báo điện tử VOV v?có chút mỉm cười khi nghĩ lại những kỷ niệm một thuở mới bắt đầu làm báo mạng…/.
Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Điện tử VOV.